Tranh khảm trai truyền thần

Mã:

Giá: Liên hệ

Chia sẻ:

Chi tiết sản phẩm

Tranh khảm trai truyền thần 

Đất trăm nghề Hà Tây cũ vẫn còn lưu giữ trong mình những người xưa, nghề cũ. Nghề khảm trai truyền thần có thời gian thăng trầm cùng thời cuộc nhưng vẫn âm thầm sống cho đến ngày nay nhờ tâm huyết của những nghệ nhân trong làng.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, nghề khảm trai truyền thần ở khu Chuôn Ngọ, Chuyên Mỹ, phát triển cực thịnh với hàng chục Nghệ nhân truyền thần ở trong thôn. Những người hoài cổ đất Chiêm chũng vẫn nhắc đến tài hoa của nghệ nhân Nguyễn Đình Vinh với những nét vẽ truyền thần như lột tả được hết hồn cốt của nhân vật. 

Theo tiến trình thời gian cùng với sự phát triển của Khoa học công nghệ in ấn, máy ảnh, nên nghề truyền thần khảm trai tưởng như đã mai một. Những hình ảnh các nghệ nhân cặm cụi ngồi bên bàn ghế truyền thần từ những mảnh trai mảnh xác tưởng trừng như vô tri vô rác lại trở nên đẹp mắt ấn tượng qua đôi bàn tay của nghệ nhân.

        Nghệ nhân Nguyễn Đình Vinh bên tác phẩm khảm trai truyền thần

Người sành chơi tranh đất Hà Thành vẫn còn mê đắm với những bức tranh khảm trai truyền thần của những nghệ nhân ở làng. Chính vì thế, dòng Tranh khảm trai truyền thần vẫn có người chơi và vẫn còn lại một số ít nghệ nhân ở ở làng như ông Nguyễn Đình Vinh hiện đang sinh sống tại thôn Hoài Trung Xã Liên Bão, Tiên Du, Bắc Ninh vẫn đang miệt mài những nét chấm với nghề.

Có tâm với nghề thì nghề không bạc. Có lẽ mang tâm niệm như thế nên nghệ nhân Nguyễn Đình Vinh đã vững tay chấm dù trải qua bao thăng trầm, biến đổi. Ông bảo: “Một ngày không được cầm dao tách thì trong người cảm thấy khó chịu và bứt rứt lắm.”

Ông Vinh kể lại rằng, lên 10 tuổi ông đã được học nghề khảm trai, lên 15 tuổi được học hội họa, lên 18 tuổi  được các nghệ nhân cao tuổi trong làng truyền lại cho nghề khảm trai truyền thần. Ông vẫn nhớ như in lời dặn dò của những nghệ nhân lão làng rằng: “Nghề này không mang lại sự giàu có nhưng dạy cho con người tính kiên trì, mà kiên trì là cái gốc của mọi nghề, mọi sự thành công. Nếu sau này con không theo nghề khảm truyền thần nữa nhưng con phải học được tính kiên trì để làm hành trang vào đời”. 

Vào những năm 90 của thế kỷ trước, mưu sinh bằng nghề khảm trai truyền thần ở làng nghề tưởng như đã lâm vào ngõ cụt, bởi khách hàng không quan tâm đến nghề khảm trai là mấy. Thời đó, có khi cả tháng không có một khách hàng, yêu nghề ông Vinh lại giở mảnh trai ra tự truyền thần bản thân mình lên cho đỡ nhớ.

Và rồi những người chơi tranh khảm trai từ thời vua lý ngày xưa đã biết đến ông. Những người có mắt thẩm mỹ họ cũng nhận ra rằng, chỉ có những bức tranh khảm trai truyền thần đen trắng mới có thể mang đến cái thần thái, cái tinh anh của nhân vật. 

Vào năm 1999, có một ông khách ở thủ đô Hà Nội về mang một tấm ảnh đen trắng cũ nát, nhờ ông truyền thần lại. Bằng kinh nghiệp lâu năm, ông đã mất cả tháng để thể hiện  từng chi tiết. Đến khi khách hàng ưng ý mới thôi và bái phục rằng, ông truyền thần lại giống hệt bức ảnh trước khi bị hỏng.

Cách đây vài năm, nghề khảm trai truyền thần ở trong làng. những người cao tuổi vì tuổi tác già đi và mắt kém nên ko còn tinh anh để thể hiện những bức tranh khảm trai truyền thần khó nữa, thì nghệ nhân trẻ Nguyễn Đình Vinh đã kế thừa và tiếp nối được những tinh hoa của các cụ trong thôn truyền dạy và đúc kết đến  này ông đã xây dựng cho bản thân được vốn kiến thức về nghề khảm tranh truyền thần đến đỉnh cao của nghệ thuật. 

Một số tác phẩm truyền thần của ông Nguyễn Đình Vinh:


Tranh khảm trai truyền thần bác Hồ

 
 
 

Tranh khảm trai truyền thần bức chân dung của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

 
Ông Vinh đang cố gắng truyền tình yêu nghề khảm trai truyền thần cho những thế hệ sau để không bị mất đi. Ông bảo: “Nếu không có thế hệ tiếp nối nghề khảm trai truyền thần, tôi cảm thấy như có tội với các bậc tiền nhân, nên bây giờ ai muốn học tôi cũng dạy, miễn sao nghề này không bị mất đi.
Sản phẩm cùng loại